Câu hỏi số 231:Xin trả lời giúp em vấn đề sau: Môi nhỏ có những kiểu nào? Nếu môi nhỏ mà nó "không nhỏ" thì có bình thường không?
Câu hỏi số 231:
Xin trả lời giúp em vấn đề sau: Môi nhỏ có những kiểu nào? Nếu môi nhỏ mà nó "không nhỏ" thì có bình thường không?Có quan niệm rằng nếu đàn ông mà cưới phải vợ có "bờ môi" che cả "lối vào" thì "xui" lắm có đúng không?
kim_thoa_80@yahoo.com.vn
nguyễn thị kim thoa
Trả lời:
Môi nhỏ có thể là “nụ”, có thể là “hoa” miễn đừng là “củ” là ổn. Đừng quá tỉ mỉ vậy Thoa nhé. Nếu tự thấy không yên tâm, em có thể đến các cơ sở khám chuyên khoa phụ sản để được khám và tư vấn thêm.
Chúc em luôn “hên” nhé.
Bs. Nguyễn Ngọc Thủy
Khoa Phụ nội tiết
Câu hỏi số 232:
Em năm nay 31 tuổi. Năm 2009 em có mổ bóc u nang buồng trứng trái. Tháng 6 năm 2010 em đi siêu âm thấy có u nang buồng trứng phải. Hiện nay em muốn sinh con liệu em có thể có thai nữa hay không. Em đã có 01 cháu sinh năm 2008. Chu kỳ kinh của em từ 28 đến 32 ngày, u nang buồng trứng có thuốc uống chữa khỏi được không hay phải phẫu thuật. Xin bác sỹ trả lời giúp em. Em xin cảm ơn!
Thuhienvovvinhyen@gmail.com
Phung Thi Thu Hien
Trả lời:
Chào bạn! Bạn đã mổ U buồng trứng (Trái) năm 2009 đến tháng 6/2010 bạn lại siêu âm thấy U buồng trứng (Phải), nhưng bạn không nêu cụ thể kết quả siêu ân nên khó có thể trả lời bạn cụ thể được.
Tuy nhiên, U buồng trứng có thể là u cơ năng, có thể là u thực thể. Nếu là u cơ năng, bạn có thể tự mất đi, nếu là u thực thể thì thuốc uống không thể chữa khỏi được (trường hợp này bạn cần phải được phẫu thuật).
Về việc có thai, tuy buồng trứng trái của bạn đã mổ bóc u, buồng trứng phải có nang, nhưng chu kỳ kinh của bạn vẫn đều 28 - 32 ngày, có thể nghĩ chức năng buồng trứng của bạn vẫn bình thường. Bạn có thể có trứng bình thường cần thiết cho việc có thai nhưng để có thai ngoài việc có trứng còn cần nhiều điều kiện khác nữa.
Vì vậy, trong trường hợp của bạn, bạn nên đi khám chuyên khoa phụ sản để sớm có hướng giải quyết cho u buồng trứng và việc sinh con của mình. Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề của bạn!
Câu hỏi số 233:
Chao bac si! Me chau nam nay duoc 39 tuoi, da dat vong tranh thai nhung co nhung dau hieu cua benh chua ngoai da con. Xin bac si cho chau biet co chuyen nay ko va neu co thi cho chau biet co nguy hiem ko va phai su ly nhu the nao?
Tran Thi Chinh
Trả lời:
Chào bác! Phụ nữ đã đặt vòng tránh thai vẫn có thể bị chửa ngoài tử cung. Khi bị chửa ngoài tử cung nếu được chẩn đoán và xử trí sớm thì cắt đơn giản. Có thể chỉ là điều trị nội khoa (dùng thuốc - không phải mổ), nếu chẩn đoán muộn, xử trí sẽ phức tạp hơn: mổ nội soi hay nặng hơn là phải mổ mở. Còn nếu để quá muộn, chửa ngoài tử cung thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Vì vậy, trong trường hợp này, cháu cần sớm đưa mẹ đến bệnh viện chuyên khoa phụ sản khám để được chẩn đoán và xử trí sớm.
Câu hỏi số 234:
Chào các bác sĩ! Em hiện tại đang mang bầu hơn 6 tháng, trước đây có đi hiến máu và biết mình thuộc nhóm máu O(Rh-), em muốn làm xét nghiệm kháng thể thì phải làm thế nào? em có tham gia CLB nhóm máu hiếm, các anh chị khuyên nên đến Viện huyết học để làm xét nghiệm và tới bệnh viện phụ sản để sinh em bé, đề phòng có gì bất trắc. Em phải làm thủ tục thế nào? Xin cảm ơn!
hoha.bvtv@gmail.com
Hồ Thị Hà
Trả lời:
Chào bạn! Bạn có nhóm máu 0 - Rh(-), bạn đã tham gia câu lạc bộ nhóm máu hiếm, như vậy chắc chắn bạn đã biết được rất nhiều thông tin quanh nhóm máu này rồi.
Hiện nay bạn đang mang thai hơn 6 tháng, nếu muốn làm xét nghiệm kháng thể kháng Rhesus bạn hãy đến Khoa Khám - Viện huyết học và truyền máu Trung ương (15 Trần Thái Tông - Yên Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội).
Nếu bạn chọn Bệnh viện Phụ sản trung ương để sinh em bé, thì bạn nên đến khám thai và làm hồ sơ đăng ký đẻ trước. Các bước cần làm khi đến khám tại Bệnh viện Phụ sản trung ương là:
1. Đến bàn chỉ dẫn (T1 nhà G):
- Mua hồ sơ khám bệnh, điền đầy đủ chính xác các thông tin trên bìa sổ khám.
- Lấy số thứ tự, mua phiếu khám.
2. Khám tại phòng có in trên giấy khám.
3. Làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.
4. Lấy kết quả xét nghiệm hoặc chờ kết quả xét nghiệm tại phòng đã khám. Khi đã có kết quả xét nghiệm đưa cho bác sĩ khám đọc kết quả.
Trong khi chờ đợi khám hoặc làm xét nghiệm bạn nên giành chút thời gian để đọc các bảng chỉ dẫn (được đặt ở rất nhiều nơi trong Bệnh viện) hoặc đọc các chỉ dẫn được in rất cụ thể trên các tờ giấy mà nhân viên y tế trao cho bạn nhằm giúp cho việc đi khám của bạn dễ dàng hơn rất nhiều.
Ths. Nguyễn Mỹ Hương
Khoa khám bệnh
Câu hỏi số 235:
Xin chào các bác sỹ. Tôi ở xa, nếu đi từ hôm trước thì phải thuê trọ, nếu đi sớm thì trưa mới đến nơi. Tôi xin phép hỏi: Thử máu ngày thứ 7 và siêu âm ngày thứ 8 có làm buổi chiều hay không? Nếu được, mong các Bác sỹ tạo điều kiện và trả lời cả vào hộp thư cá nhân vietduc2@hotmail.com. Tôi xin chân thành cảm ơn!
vietduc2@hotmail.com
Phạm Việt Xuân
Trả lời:
Chào bạn.
Bạn đưa ra câu hỏi không thật rõ ràng (thử máu ngày thứ 7 và siêu âm ngày thứ 8). Thử máu có nhiều loại xét nghiệm phải cụ thể là xét nghiệm gì? Siêu âm cái gì? Bạn nên cung cấp thêm thông tin thì chúng tôi mới trả lời được.
Ths.Đinh Quốc Hưng
Khoa phụ ngoại 1
Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone)được xem là một trong những xét nghiệm đặc biệt,đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn,
Câu hỏi số 241:Chào bác sĩ,em năm nay 24 tuổi. Trước đó 4 năm e đã có qhtd, đã đi hút thai 1 lần và em cũng uống thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều.