Ngửi khói thuốc tăng nguy cơ ung thư vú

Những người không hút thuốc nhưng ngửi phải khói thuốc lá cũng sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư vú, cảnh báo mới đây của các nhà khoa học Mỹ.

Trên Tạp chí Y Học Anh, các nhà khoa học cho biết họ đã tiến hành nghiên cứu gần 80.000 phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú. Kết quả họ phát hiện 1/3 trong số này đã trải qua nhiều năm phải sống trong môi trường có thuốc lá và hít phải khói thuốc (còn được gọi là hút thuốc lá thụ động).

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Cụ thể, những người hút thuốc sẽ gia tăng 16% nguy cơ bị ung thư vú sau khi mãn kinh. Với những người đã từng hút thuốc, nguy cơ này là 9% và vẫn còn kéo dài đến 20 năm sau khi bỏ thuốc.
 
Tuy vậy mối liên quan giữa hút thuốc thụ động và ung thư vú vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Một số nghiên cứu khẳng định giữa hai yếu tố này có mối liên quan, nhưng một số khác lại nói không.

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ĐH Tây Virginia (Mỹ), do TS Juhua Luo dẫn đầu, đã cho thấy những phụ nữ không hút thuốc nhưng sống chung hoặc làm việc chung với người hút thuốc trong thời gian dài cũng có nguy cơ cao mắc ung thư vú.

Theo đó, những người phải ngửi khói thuốc lá hơn 10 năm thời thơ ấu, 20 năm tại nhà và 10 năm tại nơi làm việc, nguy cơ bị ung thư vú sẽ tăng đến 32%.

Hút thuốc thụ động được cho là nguyên nhân gây ra 600.000 ca tử vong mỗi năm trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết 1/3 trong làsố này  trẻ em, nhóm đối tượng thường hít phải khói thuốc tại nhà.

Theo BBC/Tuổi trẻ

Hội thảo chuyên đề; cập nhật vai trò và ứng dụng AMH trong thực hành lâm sàng sản phụ khoa

Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone)được xem là một trong những xét nghiệm đặc biệt,đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn, 

Đề tài cấp Bộ Y Tế quản lý

Đề tài cấp Bộ Y Tế quản lý

Đề tài nghiên cứu khoa học hợp tác nước ngoài

Đề tài nghiên cứu khoa học hợp tác nước ngoài: