Có nhiều nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn. Khoảng 1/3 các trường hợp là do nam giới, 1/3 cho nữ giới và 1/3 còn lại thuộc về cả hai giới.
Nếu bạn dưới 35 tuổi và thất bại (dù đã cố gắng) trong việcthụ thai suốt một năm, bạn nên tìm kiếm chuyên gia sinh sản. Tuy nhiên, nếu bạn trên 35 tuổi thì quá 6 tháng thụ thai không thành công là phải đi khám vì ở giai đoạn này, khả năng thụ thai bị thu hẹp rất nhiều.
Có 4 nguyên nhân phổ biến nhất gây chậm có con: 1. Rối loạn rụng trứng
Đó là việc trứng rụng không đều hoặc không rụng từ buồng trứng. Nguyên nhân này chiếm khoảng 40% cho các trường hợp vô sinh hiếm muộn. Chuẩn đoán: Nhiều phụ nữ khỏe mạnh nhưng cũng bị rối loạn rụng trứng. Bác sĩ kết luận rối loạn rụng trứng bằng cách phân tích tiền sử kinh nguyệt của bạn. Kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh có thể coi là “đầu mối” chẩn bệnh. Bác sĩ cũng có thể làm xét nghiệm máu cho bạn tại một thời điểm nào đó trong tháng hoặc siêu âm để tìm nguyên nhân.
Điều trị: Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kích thích rụng trứng như Clomid và Follistim.
2. Ống dẫn trứng bị tắc
Các ống dẫn trứng có thể bị tắc một phần hay tắc hoàn toàn, làm chậm hoặc ngăn cản tinh trùng gặp trứng. Nguyên nhân này chiếm khoảng 30% các trường hợp vô sinh hiếm muộn. Chuẩn đoán: Chụp x-quang thông thường có thể phát hiện ống dẫn trứng bị tắc. Bác sĩ cũng có thể dùng cách nội soi như chèn dụng cụ nhỏ (giống kính viễn vọng) thông qua đường rạch dưới rốn.
Điều trị: Phẫu thuật để loại bỏ những cản trở hoặc thụ tinh trong ống nghiệm là hai cách điều trị khi ống dẫn trứng bị tắc.
3. Rối loạn tinh trùng
Xuất hiện ở khoảng 40% các trường hợp vô sinh. Sự bất thường ở tinh trùng, tinh trùng di chuyển không đúng cách hoặc quá ít tinh trùng. Các bệnh truyền nhiễm như quai bị hoặc không sản xuất đủ kích thích tố tình dục khiến số lượng tinh trùng thấp. Chuẩn đoán: Phân tích tinh dịch (mẫu tinh dịch được kiểm tra trong phòng thí nghiệm). Nếu phát hiện ra vấn đề, chuyên gia về vô sinh nam sẽ giúp đỡ. Điều trị: Thông thường cần đến thụ tinh nhân tạo, có thể gồm việc tiêm tinh trùng qua một ống thông hẹp vào đường sinh sản của phụ nữ. 4. Chứng Endometriosis
Đây là tình trạng mà các lớp màng trong tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Sự tổn thương nội mạc tử cung có thể làm tắc ống dẫn trứng hoặc làm giảm rụng trứng.
Xuất hiện ở khoảng 20% các trường hợp về khó sinh con.
Chuẩn đoán: Nội soi, phẫu thuật.
Điều trị: Phẫu thuật nội soi để loại bỏ những tổn thương như loại bỏ những tế bào nội mạc tử cung gây tắc ống dẫn trứng.
Theo Yourbabytoday/MevaBe
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương xin trân trọng thông báo: Hội Nghị Bệnh viện vệ tinh mở rộng chuyên ngành Sản - Phụ Khoa sẽ chính thức diễn ra trong 2 ngày từ 26-27/12/2024 tại Ninh Bình.
Ngày 11/12/2024, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức khóa đào tạo "Kỹ thuật chuyển phôi trong IVF" sử dụng phương pháp thực hành mô phỏng thực tế ảo hiện đại nhất trên thế giới.
Ngày 13/12/2024, khóa học DIU: “Siêu âm chẩn đoán trước sinh và Y học bào thai” được long trọng tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh được bổ nhiệm làm Trưởng Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội.
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam