Quá tải bệnh viện là trình trạng luôn “nóng”, vì nó diễn ra hàng ngày hàng giờ và ảnh hưởng trực tiếp (theo hướng tiêu cực) tới hàng ngàn bệnh nhân và người nhà của họ.
Trong buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cũng đã báo cáo những thành quả sau những nỗ lực của lãnh đạo ngành y để giảm tải bệnh viện. Trao đổi với phóng viên, Bộ trưởng đã nêu cụ thể những biện pháp chống quá tải và kết quả giảm tải chung trong các bệnh viện trên toàn quốc.
Là người đứng đầu ngành Y tế, Bộ trưởng có thể lý giải vì sao tình trạng quá tải bệnh viện diễn ra trong suốt một thời gian dài, và dù có áp dụng các biện pháp nào thì tình trạng này cũng không thể chấm dứt?
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu |
- Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu: Phải nói quá tải bệnh viện đúng là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Điều tra của Bộ Y tế năm 2008 cho thấy mỗi ngày có tới 15.000 bệnh nhân đến khám và điều trị tại các bệnh viện, gây quá tải trầm trọng, nhất là các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh.
Về nguyên nhân quá tải, có thể kể đến những nguyên nhân như: Dân số tăng nhanh nhưng bệnh viện không tăng thêm. Vài năm gần đây, ta đưa vào cộng đồng 30 triệu thẻ khám miễn phí cho người nghèo, người thuộc diện chính sách, vùng sâu xa khó khăn, nhóm có thẻ miễn phí này có tần suất sử dụng dịch vụ y tế tăng gấp 1,5-2 lần nhóm khác, gây quá tải bệnh viện.
Hiện nay, giao thông đi lại dễ dàng, đời sống được nâng cao nên nhu cầu khám chữa bệnh của người dân cũng tăng theo (tăng 1,5 lần). Hơn nữa, các bác sỹ luôn có xu hướng dịch chuyển về các khu đô thị, thành phố lớn khiến tuyến dưới thiếu bác sỹ có tay nghề, dẫn tới việc người bệnh thiếu tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh. Cuối cùng, mô hình bệnh tật ở nước ta đã thay đổi, chủ yếu là các bệnh không lây (thời gian khám và điều trị các bệnh này thường kéo dài).
Vậy Bộ trưởng có thể cho biết trong thời gian qua Bộ Y tế đã triển khai những biện pháp nào để khắc phục những điểm trên nhằm chống quá tải bệnh viện? Trong những biện pháp đó, đâu là biện pháp trước mắt, đâu là biện pháp lâu dài, biện pháp nào là cốt lõi để giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên?
- Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu: Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã triển khai nhiều giải pháp để chống quá tải bệnh viện. Và để mang lại hiệu quả cao nhất, phát huy tối đa nguồn lực sẵn có, các giải pháp này đều được thực hiện đồng bộ với nhau.
Có thể kể ra các giải pháp cụ thể như: Thứ nhất là việc nâng cao chất lượng điều trị, giảm ngày điều trị trung bình, bệnh nhân được chẩn đoán chính xác, điều trị đúng phác đồ nên ra viện sớm hơn, giải phóng diện tích và giường bệnh. Trước đây, bệnh viện K điều trị 30 ngày trung bình/bệnh nhân, nay giảm xuóng còn 24 ngày; bệnh viện phụ sản TW giảm số ngày điều trị xuống 1,4 lần, vv…
Thứ hai là tất cả các bệnh viện đều thực hiện việc thu hẹp diện tích hành chính để có thêm chỗ kê thêm giường nằm. Tính từ năm 2007 đến nay, tất cả các bệnh viện trong cả nước đã bổ sung được thêm 20.000 ngàn giường bệnh, tương đương với việc xây dựng thêm 40 bệnh viện mới.
Thứ ba là thực hiện Đề án 1816, đưa bác sỹ tuyến trên về tuyến dưới để hỗ trợ, nâng cao tay nghề, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thu hẹp khoảng cách chuyên môn giữa các tuyến. Sau hơn 2 năm thực hiện đã có khoảng 3.700 lượt cán bộ được luân phiên, hơn 3.000 kỹ thuật được chuyển giao, khoảng 6.700 ca phẫu thuật đã được thực hiện. Nhờ đề án này, ngành y tế đã giảm được 30% số bệnh nhân chuyển viện từ tuyến dưới lên trên không hợp lý.
Thứ tư là việc xây dựng, hoàn thiện các bệnh viện vệ tinh và tăng cường công tác chỉ đạo tuyến. Các bệnh viện vệ tinh đã giúp giải quyết rất nhiều công việc cho các bệnh viện tuyến trên. Thứ năm là mở rộng các loại hình ngoại trú, triển khai mô hình bệnh viện gia đình, thực hiện khám chữa ngoài giờ, tiến hành khám sớm và nghỉ muộn để giảm tải, bệnh nhân không phải chờ đến ngày hôm sau.
Cuối cùng là giải pháp xây dựng thêm bệnh viện và đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay đã có 645 bệnh viện tuyến huyện được nâng cấp, bệnh viện tuyến tỉnh cũng đang được nâng cấp đồng bộ. Song song với việc này là đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực để có đủ bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ đảm bảo được công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trong các giải pháp trên, có những giải pháp tình thế nhưng rất quan trọng (như đề án 1816), có những giải pháp trước mắt có hiệu quả ngay mà không tốn kém nhưng giải pháp cốt lõi, cơ bản nhất vẫn là xây thêm bệnh viện và đào tạo thêm nguồn nhân lực đủ trình độ.
Từ 2007 đến nay, đào tạo ĐH đã tăng gấp 1,7 lần, đào tạo sau ĐH tăng 1,6 lần, đào tạo hệ cử tuyển cho con em miềnn núi tăng 8 lần, đào tạo theo yêu cầu tăng 1,6 lần. Điểm đặc biệt của đào tạo y khoa là mất tới 6 năm nên trong thời gian tới, khi đội ngũ đang được đào tạo ra trường sẽ đóng góp một lực lượng không nhỏ trong hàng ngũ bác sỹ của cả nước, kỳ vọng sẽ cải thiện lớn chất lượng khám chữa bệnh.
Sau nhiều nỗ lực của ngành y tế, tình trạng quá tải đã được cải thiện, chất lượng phục vụ người bệnh đã nhích lên |
Bộ trưởng có thể cho biết kết quả cụ thể sau khi thực hiện các biện pháp giảm tải trên?
- Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu: Sau 3 năm thực hiện chống quá tải bằng các giải pháp trên, hàng ngày chỉ còn khoảng 6.000 người đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện (giảm 9.000 người/ngày so với thời điểm cuối năm 2007, đầu năm 2008). Chủ yếu đây là các bệnh nhân ung thư, huyết áp, tim mạch, ...
Hiện đã có thêm khoảng 32.000 giường bệnh trong cả nước, có bệnh viện cơ bản không còn nằm ghép (như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Thanh Nhàn, đặc biệt là khoa sơ sinh viện Nhi TW. Cách đây 3 năm, tại khoa sơ sinh cứ 3 cháu nằm 1 giường, nay tình trạng này đã chấm dứt).
Đưa ra con số trên để thấy nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế và các ban ngành trong việc giảm tải bệnh viện. Trong điều kiện hiện nay, việc thực hiện các biện pháp giảm tải và mang lại kết quả như trên là điều cần được ghi nhận và khích lệ.
Về vấn đề triển khai các biện pháp giảm tải sao cho thuận lợi và nhanh chóng đem lại kết quả, Bộ trưởng có đề xuất gì không?
- Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu: Hiện nay, việc nâng cấp, cải thiện các bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh đều lấy nguồn từ trái phiếu chính phủ. Đối với việc nâng cấp bệnh viện tuyến huyện hiện đã giải ngân được 65% kinh phí, riêng đề án nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh mới giải ngân được 15% kinh phí. Vì thế, Bộ Y tế cũng đã có đề xuất với Ủy ban Ngân sách của Quốc hội tạo điều kiện chuyển giao kinh phí nhanh hơn để việc triển khai đề án nâng cấp bệnh viện được diễn ra đúng tiến độ.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương xin trân trọng thông báo: Hội Nghị Bệnh viện vệ tinh mở rộng chuyên ngành Sản - Phụ Khoa sẽ chính thức diễn ra trong 2 ngày từ 26-27/12/2024 tại Ninh Bình.
Ngày 11/12/2024, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức khóa đào tạo "Kỹ thuật chuyển phôi trong IVF" sử dụng phương pháp thực hành mô phỏng thực tế ảo hiện đại nhất trên thế giới.
Ngày 13/12/2024, khóa học DIU: “Siêu âm chẩn đoán trước sinh và Y học bào thai” được long trọng tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh được bổ nhiệm làm Trưởng Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội.
Kính gửi: Các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu
Kính gửi: Các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu