Công tác KCB thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt bỏ nhiều thủ tục phiền hà trong KCB cho người dân.
Báo GĐ&XH xin giới thiệu bài viết của TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế) về vấn đề này.
Bỏ nhiều thủ tục phiền hà
Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB), đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, trong 6 tháng đầu năm 2011, các bệnh viện (BV) tiếp tục thực hiện Chương trình 527; Chỉ thị 06/2007/CT-BYT về việc nâng cao chất lượng KCB; thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ y tế, quy định về y đức; đẩy mạnh thực hiện Đề án 1816 về luân phiên cán bộ từ tuyến trên hỗ trợ cho tuyến dưới...
Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế, các cơ sở KCB vẫn luôn duy trì và tăng cường các hoạt động thiết thực cùng với các văn bản khác để nâng cao chất lượng KCB như bố trí kinh phí mua sắm các trang thiết bị phục vụ người bệnh trong thời gian chờ khám bệnh, tăng thêm giờ khám bệnh, tăng thêm bàn khám bệnh, tăng thêm bàn thanh toán BHYT, trả kết quả xét nghiệm theo giờ... Rà soát loại bỏ một số thủ tục hành chính gây phiền phức đến KCB cho người có thẻ BHYT, triển khai các giải pháp, cải tiến giảm bớt các thủ tục không cần thiết nhằm làm giảm phiền hà cho người bệnh. Hiện nay, Cục Quản lý KCB đã cập nhật được số điện thoại đường dây nóng của 36 BV trực thuộc Bộ, 32 BV/7 Bộ, ngành, 1.072 BV/63 Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đa số các đường dây thông tốt, nhưng vẫn còn một số BV chưa có số điện thoại đường dây nóng (như BV tư nhân mới hoạt động, một số BV thuộc Sở Y tế TP HCM).
Đặc biệt đối với Đề án 1816 trong 6 tháng đầu năm 2011, các BV vẫn duy trì thực hiện đảm bảo định mức cán bộ, duy trì được thời gian cử cán bộ đi luân phiên (tối thiểu 1 tháng/cán bộ/đợt), các bệnh viện đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng chuyển giao kỹ thuật. Trong thời gian này, 65 BV có kế hoạch cử cán bộ đi luân phiên tại các tỉnh, thành phố. 1.258 lượt cán bộ được cử đi luân phiên, trong đó 533 lượt cán bộ từ BV Trung ương, 725 lượt cán bộ từ Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế TP HCM, BV Việt Tiệp - Hải Phòng. Ước tính có hơn 500 lượt kỹ thuật được chuyển giao cho tuyến dưới và hơn 300 lớp tập huấn được cán bộ luân phiên tổ chức nhằm nâng cao năng lực cán bộ y tế tuyến dưới.
Đặc biệt, trong tháng 7, với sự chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo Bộ, Thường trực Ban chỉ đạo 1816- Cục Quản lý KCB đã chỉ đạo BVĐK TƯ Cần Thơ cử cán bộ xuống hỗ trợ BVĐK khu vực Năm Căn, Cà Mau giúp bệnh viện ổn định công tác KCB và nâng cao hơn nữa trình độ, chuyên môn của cán bộ y tế. Đề án 1816 tiếp tục đạt mục tiêu, góp phần nâng cao chất lượng KCB cho tuyến dưới, nhất là đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Ảnh: Chí Cường |
Còn nhiều thách thức cho hệ thống khám chữa bệnh
Nâng cao chất lượng KCB nhiệm vụ của các BV ở bất cứ thời gian, giai đoạn nào. Do đó, các BV tuyến trên phải đưa ra các giải pháp làm giảm tình trạng quá tải ở tại BV, đồng thời phải thực hiện tốt Chương trình 527 về nâng cao chất lượng KCB tạo sự hài lòng cho người bệnh, trong đó có người bệnh BHYT. Đề nghị các BV tiếp tục các giải pháp cải cách các thủ tục hành chính, sắp xếp các quy trình KCB một cách khoa học nhằm giảm phiền hà cho người bệnh, giảm thời gian chờ đợi khám, chờ xét nghiệm...
Bên cạnh đó, các cơ sở KCB phải tăng cường công tác dược trong BV, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng sử dụng thuốc trong BV, phát huy vai trò của hội đồng thuốc và điều trị, tổ chức đấu thầu mua thuốc theo đúng quy định, tăng cường kiểm tra, giám sát. Việc sử dụng thuốc phải hiệu quả, an toàn và hợp lý và đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, công khai các thông tin thuốc trong BV.
Song song với các giải pháp trên là nâng cao y đức trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Các BV phải tiếp tục thực hiện tốt quy tắc ứng xử đã được ban hành tại Quyết định số 29 ngày 18/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế, thực hiện cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các bệnh viện hạn chế tối đa tiêu cực và xuống cấp đạo đức của cán bộ y tế, đồng thời tăng cường quan tâm đến đời sống cán bộ nhân viên y tế cả về vật chất và tinh thần.
Đối với Đề án 1816, các đơn vị tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được của mình, đồng thời cần tổ chức các khóa tập huấn/hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực thực hiện Đề án 1816. Triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát tại các địa phương và các bệnh viện trực thuộc Bộ và xây dựng quyết định về nghĩa vụ đi luân phiên của cán bộ y tế... Ngoài ra, các đơn vị tăng cường đầu tư cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý bệnh viện; thực hiện hiệu quả nguồn trái phiếu Chính phủ cho các dự án trong Quyết định 47, 930; tăng cường quan tâm đến các lĩnh vực như hợp tác quốc tế, mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế...
Chống quá tải gắn liền với thực hiện Đề án 1816 "Các bệnh viện tuyến trên cần đưa ra các giải pháp làm giảm tình trạng quá tải tại bệnh viện, đồng thời nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tạo sự hài lòng cho bệnh nhân. Các bệnh viện cần tiếp tục các giải pháp như thực hiện Đề án 1816-luân chuyển cán bộ, cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp quy trình khám chữa bệnh khoa học nhằm giảm phiền hà cho người bệnh, giảm thời gian chờ đợi khám, chờ đợi xét nghiệm...". Đó là những công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011 được TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị các bệnh viện thực hiện tại hội nghị giao ban công tác khám, chữa bệnh sáu tháng đầu năm 2011 được tổ chức sáng 27/7 tại BV Chợ Rẫy (TPHCM). Theo TS Khuê, Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp hạn chế quá tải bệnh viện nhưng hiệu quả chưa như mong muốn. Nguyên nhân là do tình trạng dân số tăng nhanh; chất lượng khám, chữa bệnh tuyến dưới bị giảm; cán bộ chuyên môn giỏi chuyển dịch từ tuyến dưới lên tuyến trên... Tổng kết công tác trong 6 tháng đầu năm 2011- TS Khuê cho hay, cơ quan BHXH ký hợp đồng khám chữa bệnh với 2.298 cơ sở khám chữa bệnh về BHYT (trong đó 51 đơn vị tuyến Trung ương và 544 đơn vị tuyến tỉnh; 1294 đơi vị tuyến huyện và 406 phòng khám đa khoa), tăng 5,6% so với năm 2010. Ước tính đảm bảo cho 52,8 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT (ngoại trú 49,1 triệu, nội trú 3,7 triệu). Huyền Trang |
TS Lương Ngọc Khuê -
Cục trưởng Cục Quản lý
Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế)
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương xin trân trọng thông báo: Hội Nghị Bệnh viện vệ tinh mở rộng chuyên ngành Sản - Phụ Khoa sẽ chính thức diễn ra trong 2 ngày từ 26-27/12/2024 tại Ninh Bình.
Ngày 11/12/2024, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức khóa đào tạo "Kỹ thuật chuyển phôi trong IVF" sử dụng phương pháp thực hành mô phỏng thực tế ảo hiện đại nhất trên thế giới.
Ngày 13/12/2024, khóa học DIU: “Siêu âm chẩn đoán trước sinh và Y học bào thai” được long trọng tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh được bổ nhiệm làm Trưởng Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội.
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam