Tết Nguyên đán Tân Mão đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân gia tăng, dịch cúm A/H1N1 lại đang có dấu hiệu quay trở lại.
Trước vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác y tế trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011 yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, lãnh đạo các bệnh viện, các Sở Y tế, y tế các ngành triển khai đồng bộ...
Đón xuân...cùng người bệnh
Để bảo đảm tốt công tác khám chữa bệnh (KCB) trong dịp Tết, Bộ trưởng yêu cầu các bệnh viện và viện có giường bệnh trực thuộc bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Y tế các bộ, ngành có kế hoạch đảm bảo công tác điều trị, phục vụ người bệnh và an ninh trật tự trong các cơ sở KCB; tổ chức trực đầy đủ. Xây dựng kế hoạch về phòng chống cháy nổ, thảm hoạ, tai nạn hàng loạt; phòng chống rét cho người bệnh; hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới...
Các cơ sở KCB đảm bảo đủ giường cho bệnh nhân trong dịp Tết. Ảnh: Chí Cường |
Dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, KCB trong những ngày Tết. Bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt chú ý nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh. Ngoài ra, các cơ sở KCB cần tổ chức thăm hỏi và đón Tết cho người bệnh còn điều trị tại BV trong dịp Tết, đặc biệt chú ý người bệnh nghèo, người bệnh thuộc đối tượng chính sách... Tại BV Bạch Mai, TS Nguyễn Quốc Anh, GĐ BV cho biết, công tác chuẩn bị đón tiếp người bệnh đến KCB, cấp cứu trong những ngày Tết đã sẵn sàng. Bệnh viện đã lên lịch bố trí, phân công cán bộ trực theo bốn cấp (trực lãnh đạo, trực khoa phòng, chuyên môn và trực hậu cần) và các đội cấp cứu ngoại viện sẵn sàng ứng trực 24/24 giờ. Hàng năm thường có khoảng 500 - 600 bệnh nhân phải nằm điều trị trong dịp Tết Nguyên đán. Để động viên người bệnh, lãnh đạo BV và các khoa, phòng đã bố trí thời gian vào chiều 30 và sáng mồng Một Tết tới từng giường bệnh thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà cho bệnh nhân. Ngoài ra, BV cũng chuẩn bị các suất ăn miễn phí cho bệnh nhân nặng phải ở lại BV điều trị trong các ngày Tết.
Tại BV Việt Đức, số bệnh nhân cần phải phẫu thuật xếp hàng đến ngày cận Tết, đó là chưa kể những trường hợp cấp cứu trong những ngày Tết, nhiều nhất là tai nạn giao thông. Do đó, BV đã bố trí các bác sĩ giỏi trong các chuyên khoa như chấn thương chỉnh hình, thần kinh, hồi sức tích cực, lồng ngực tim mạch... luôn trong tình trạng sẵn sàng 24/24 giờ khi có yêu cầu. Ngoài ra các cán bộ, y tá, bác sĩ của BV cũng đã được lên danh sách để sẵn sàng trực cấp cứu cho bệnh nhân trong những ngày Tết.
Rốt ráo kiểm tra ATVSTP
TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế) cho biết, 12 đoàn kiểm tra liên ngành về ATVSTP trong dịp Tết hiện đã và đang tiến hành kiểm tra tại một số địa phương có sức tiêu thụ thực phẩm lớn và đã xử lý tại chỗ nhiều sai phạm về ATVSTP về nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm không rõ ràng, có hàn the trong mẫu giò chả, tồn dư chất Rhodamin B trong hạt dưa... Theo đó, những đơn vị/cá nhân sai phạm về ATVSTP đã và sẽ lần lượt được cơ quan chức năng công bố để thông tin đến người tiêu dùng. TS Khẩn cũng cho biết thêm, ngoài các đoàn kiểm tra liên ngành của TƯ thì tại các địa phương các đoàn kiểm tra về ATVSTP cũng đang ráo riết vào cuộc nhằm đảm bảo cho người dân sử dụng thực phẩm an toàn trong dịp Tết. Về công tác phòng, chống dịch bệnh, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở KCB, y tế dự phòng cần chủ động đối phó dịch bệnh có thể xảy ra trong dịp Tết, đặc biệt là dịch cúm A/H1N1, H5N1, tiêu chảy cấp nguy hiểm; Đồng thời, phải có phương án thường trực, dự trữ cơ số thuốc, dịch truyền, vật tư... bố trí cơ số giường bệnh và các phương tiện cấp cứu hiện có để sẵn sàng đáp ứng khi dịch xảy ra. Riêng đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế cần kiểm tra chặt chẽ khách nhập cảnh từ những vùng đang có dịch, vùng có ổ dịch cũ, phát hiện, cách ly và xử lý kịp thời, không để dịch xâm nhập vào Việt Nam; cơ quan kiểm dịch phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên ngành trong việc kiểm tra, giám sát gia cầm, thực phẩm nhập khẩu và vận chuyển qua biên giới...
Chỉ trong vòng hai tuần đầu của năm 2011 đã xuất hiện 6 ca cúm A/H1N1 tại các địa phương: Hà Nội, TP HCM và Long An. BS Nguyễn Hồng Hà, PGĐ BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, phòng ngừa nhiễm cúm A/H5N1 trong thời điểm giáp Tết, người dân tuyệt đối không mua bán, vận chuyển và sử dụng gia cầm, thủy cầm chết. Bên cạnh đó, để đề phòng mắc bệnh liên cầu khuẩn lớn, người dân cần mua thịt lợn rõ nguồn gốc, không ăn tiết canh và phải nấu chín thật kỹ trước khi ăn... Bộ Y tế cũng yêu cầu các công ty dược, Sở Y tế các địa phương tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, lưu thông nhằm đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn giá thuốc và cung ứng đủ thuốc phục vụ nhu cầu KCB, phòng chống dịch của nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, các địa phương vừa bị bão lụt... Tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành quy định về giá thuốc và xử lý nghiêm các sai phạm. |
Quảng Hà
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương xin trân trọng thông báo: Hội Nghị Bệnh viện vệ tinh mở rộng chuyên ngành Sản - Phụ Khoa sẽ chính thức diễn ra trong 2 ngày từ 26-27/12/2024 tại Ninh Bình.
Ngày 11/12/2024, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức khóa đào tạo "Kỹ thuật chuyển phôi trong IVF" sử dụng phương pháp thực hành mô phỏng thực tế ảo hiện đại nhất trên thế giới.
Ngày 13/12/2024, khóa học DIU: “Siêu âm chẩn đoán trước sinh và Y học bào thai” được long trọng tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh được bổ nhiệm làm Trưởng Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội.
Kính gửi: Các nhà cung cấp dịch vụ tang lễ tại Việt Nam
Kính gửi: Các nhà cung cấp dịch vụ tang lễ tại Việt Nam