Theo các bác sỹ chuyên khoa, những bà bầu mới thụ thai nhiễm rubella có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.
Chị Hiên (Hà Đông, Hà Nội) rất bất ngờ khi được tin mình bị nhiễm rubella sau một lần xét nghiệm. Chị Hiên không hề sốt không ho hắng hay mệt mỏi gì cả, chỉ thấy nổi rất ít ban đỏ thì nghĩ là dị ứng nhẹ. Đến khi xét nghiệm tại bệnh viện, hai vợ chồng chị mới tá hoả.
Vì thế, chị Hiên phải lên kế hoạch đăng ký sàng lọc trước sinh và sau sinh tại BV Phụ sản T.Ư để sớm phát hiện và điều trị những bất thường của thai nhi. Vì tỷ lệ tử vong và biến chứng thấp nhưng bệnh lại đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai bởi những dị tật để lại cho thế hệ sau và nguy cơ trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh.
Dịch bệnh vào mùa
Do thời tiết nóng lạnh bất thường như hiện nay, các mẹ bầu cẩn thận với dịch bệnh Rubella. Dịch bệnh năm này bùng phát sớm hơn mọi năm. Biểu hiện của bệnh là bệnh nhân bị sốt, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch. Triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có. Sau 1 – 7 ngày, người bệnh có thể nổi ban. Ban dạng hạch, sẩn nhỏ, màu sáng hơn màu ban sởi, có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng. Ban có thể tồn tại từ 1 – 5 ngày, hay gặp nhất là 3 ngày. Thậm chí một số người có thể đã sốt và phát ban khắp người chứ không theo trật tự và để lại vết thâm như sốt phát ban dạng sởi.
Nguy hiểm cho bà bầu
Theo các bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo những mẹ bầu mới thụ thai, nhiễm rubella có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi, còn gọi là hội chứng Rubella bẩm sinh.
Với người bình thường, rubella được xem như một dạng bệnh lý về sốt phát ban, và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu bệnh xuất hiện ở người đang mang thai, rubella thực sự là nỗi ám ảnh.
Những thai phụ chưa chích ngừa rubella nếu chẳng may mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi dễ nhiễm các biến chứng như sinh non nhẹ cân, dầu nhỏ, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, hẹp động mạch phổi, còn ống động mạch, bại não, tổn thương tim, mù mắt... Tùy vào thời điểm nhiễm bệnh, tỷ lệ con bị hội chứng rubella bẩm sinh có thể là 80% khi thai dưới 12 tuần, 54% khi thai được 13 - 14 tuần, 35% ở tuổi thai 13 - 16 tuần, 10% khi thai 16 tuần và sau 20 tuần thì tỷ lệ này không đáng kể.
Nhiều thai phụ khi biết mình mắc bệnh rubella đã vội vàng đến các cơ sở y tế để chích ngừa. Nhưng lúc này mọi thứ đã muộn. Virus đã xâm nhập vào bào thai và gây nên những biến chứng đáng tiếc. Thường để an toàn, các thai phụ được theo dõi và được chỉ định bỏ thai nếu siêu âm thấy thai nhi phát triển bất thường.
Rubella còn cực kỳ nguy hiểm với thai phụ vì một số trường hợp không hề biết mình bị nhiễm do bệnh không có những biểu hiện rõ ràng. Bệnh rubella có triệu chứng điển hình là phát ban, mệt mỏi, đau nhức khớp, sốt nhẹ… Bệnh rất dễ lây truyền qua tiếp xúc thông thường theo đường hô hấp như nói chuyện, bắt tay nhau. Thậm chí, không cần tiếp xúc với người mang bệnh mà chỉ thở trong không khí đã từng có người bệnh cũng có thể nhiễm rubella. Để phòng bệnh, mọi người nên đi tiêm phòng ở các cơ sở y tế, sau 5 năm nên tiếp nhắc lại. Đặc biệt những phụ nữ chuẩn bị có con nên chích ngừa trước khi có thai. Cách tốt nhất cho các mẹ bầu là nên tiêm chủng. Trước đây, các bác sỹ khuyến cáo chỉ nên có thai sớm nhất sau 3 tháng tiêm chủng ngừa rubella vì vacxin là virus sống được làm yếu đi.Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh của Mỹ (CDC), phụ nữ được phép có thai ít nhất 1 tháng sau khi tiêm chủng.
Các bác sĩ khuyến cáo trước khi quyết định có thai 1 – 3 tháng, chị em nên chủ động đi tiêm phòng để bảo vệ thai nhi. Đây là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hội chứng rubella bẩm sinh.
Trường hợp mang thai mà chưa tiêm phòng rubella nên cách ly với người mắc rubella, nhất là trong 16 tuần đầu của thai kỳ. Thai phụ nên tăng cường ăn uống đủ chất dinh dưỡng, mặc ấm, giữ vệ sinh sạch sẽ… Theo Eva
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam