Thông báo về việc tổ chức Hội nghị Sản-Phụ khoa Việt Pháp 2018

Được sự đồng ý của Bộ Y tế, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương phối hợp với Hội Sản-Phụ khoa Cộng hòa Pháp tổ chức Hội nghị Sản-Phụ khoa Việt Pháp khu vực phía Bắc năm 2018

Với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, mở rộng hợp tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học về chẩn đoán, điều trị cũng như chăm sóc, điều dưỡng trong các lĩnh vực Sản-Phụ khoa, Sức khỏe Sinh sản, Chăm sóc Sơ sinh, Chẩn đoán Trước sinh, KHHGĐ, Hỗ trợ Sinh sản. Kế hoạch cụ thể như sau:

 

Thời gian:      Ngày 14-15/5/2018.

Địa điểm:       Hà Nội.

Để chuẩn bị cho Hội nghị được thành công, chúng tôi kính đề nghị Quý cơ quan thông báo rộng rãi cho các bác sĩ điều trị và cán bộ điều dưỡng, hộ sinh để đăng ký và gửi Bài Báo cáo khoa học tham dự Hội nghị. Bệnh viện Phụ Sản Trung ương sẽ phối hợp với Tòa soạn Tạp chí Phụ Sản tiến hành tư vấn, đánh giá cũng như hỗ trợ tác giả các bài báo đủ tiêu chuẩn để được in trong Tạp chí Phụ Sản. Đồng thời, những báo cáo có giá trị khoa học và thực tiễn sẽ được lựa chọn trình bày tại Hội nghị.

Để đảm bảo chất lượng các bài báo đề nghị các tác giả tham khảo quy định tại Phụ lục 1 (gửi kèm) và gửi bài báo cáo soạn thảo theo quy định của Tòa soạn cho chúng tôi trước ngày 10/3/2018.

Địa chỉ: Phòng Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ – Bệnh viện Phụ Sản Trung ương – 43 Tràng Thi – Hà Nội. ĐT/Fax: 0243 9346742.

Email: hoinghivietphap2018@gmail.com

Chi tiết đề nghị liên hệ: TS. Đỗ Quan Hà – TP. NCKH&PTCN (0913 225 131), PGS.TS. Phạm Huy Hiền Hào – Phó TP. NCKH&PTCN (0913 597 951) hoặc CN. Nguyễn Thùy Trang – Phòng NCKH&PTCN (0988 141 705).

 

Trân trọng cám ơn!

 

Phụ lục 1:(Gửi kèm công văn số    /CV-PSTW ngày 27 tháng 11 năm 2017)

QUY ĐỊNH VỀ BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC

TẠI HỘI NGHỊ SẢN-PHỤ KHOA VIỆT PHÁP 2018

 

1.      QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC

1.1.           Về nội dung

Bài báo gửi đăng tại Hội nghị đề nghị không đồng thời gửi đăng trên các tạp chí khác. Không chấp nhận các bài đã đăng trên các tạp chí khác. Tác giả chịu trách nhiệm về các quan điểm khoa học trong bài viết của mình; đồng thờichịu trách nhiệm trước Ban biên tập, công luận và những quy định liên quan đến Luật báo chí và Quyền tác giả.

1.2.           Về hình thức

-  Báo cáo khoa học được đánh máy vi tính trên khổ giấy A4 (như văn bản này):

o   Bảng mã Unicode: TCVN 6909:2001

o   Font chữ: Times New Roman

o   Cỡ chữ:13

o   Cách dòng: 1.5

o   Canh lề: Lề trái 3.5cm, lề phải 2cm, lề trên 2.5cm, lề dưới 2.5cm

Độ dài: Không tính phần bảng, sơ đồ, tài liệu tham khảo, bài tổng quan không quá 3.500 từ; bài nghiên cứu không quá 3.000 từ; trường hợp lâm sàng không quá 1.000 từ. Cho phép thêm mỗi bảng hoặc sơ đồ 250 từ. (Không quá 5 bảng đối với bải tổng quan hoặc bài nghiên cứu).

-  Toàn bộ bài báo cáo toàn văn được đánh số theo chữ số A-rập, không đánh số La Mã.

-  Đề nghị gửi:

o   File bài báo qua email theo địa chỉ: hoinghivietphap2018@gmail.com, hoặc

o   Bản cứng trên giấy khổ A4, kèm file lưu trên đĩa CD và gửi về Phòng NCKH&PTCN,  Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, 43 Tràng Thi, Hà Nội (ĐT: 0243 9346742)


2.      THỨ TỰ CÁC PHẦN TRONG BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC

2.1.           Phần trang bìa

-  Tên đầy đủ của bài báo, tiếng Việt và tiếng Anh (Cỡ chữ 14, in hoa, đậm, đặt ở giữa).

-  Tên, học hàm, học vị, cơ quan đang công tác của tất cả các tác giả.

-  Tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email của tác giả chịu trách nhiệm về bản thảo bài báo.

-  Danh sách các từ khóa viết theo định dạng từ Medical Subject Headings (MeSH) theo hệ thống Index Medicus.

2.2.           Phần tóm tắt kết quả nghiên cứu tiếng Việt (Tóm tắt): < 250 từ, có cấu trúc như  sau

-  Đặt vấn đề (bao gồm Mục tiêu nghiên cứu)

-  Đối tượng và Phương pháp (hoặc Đối tượng và vật liệu) nghiên cứu

-  Kết quả

-  Kết luận

-  Từ khóa

2.3.           Phần tóm tắt kết quả nghiên cứu tiếng Anh (Abstract): < 250 từ, có cấu trúc như sau

-  Title (Cỡ chữ 14, hoa, đậm, đặt ở giữa)

-  Author (Không dấu, ghi cơ quan bằng tiếng Anh)

-  Background (bao gồm Objectives)

-  Materials and methods (hoặc Subjects and Methods)

-  Results

-  Conclusions

-  Key words

2.4.           Phần báo cáo toàn văn

-  Đặt vấn đề (có các mục tiêu nghiên cứu)

-  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

-  Kết quả và Bàn luận (phần Bàn luận có thể tách riêng)

-  Kết luận và Kiến nghị (phần Kiến nghị không bắt buộc)

-  Tài liệu tham khảo.

-  Phụ lục (nếu có)


3.      MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRÌNH BÀY BÀI BÁO

-  Các bảng chỉ chứa thông tin chưa được nêu trong nội dung bài viết, không được trùng lặp. Không trình bày quá 5 bảng đối với bài tổng quan hoặc bài nghiên cứu.

-  Các ký hiệu, đường kẻ trong sơ đồ, đồ thị phải đủ lớn để đảm bảo vẫn có thể đọc được khi cần thu nhỏ trong in ấn. Các sơ đồ, đồ thị không để dạng ảnh mà cần sử dụng các phần mềm như Excel hoặc Word Graph hoặc Chart để có thể chỉnh sửa định dạng khi cần thiết.

-  Hình ảnh phải được lưu ở định dạng JPEG trong 1 file riêng biệt, dung lượng không quá 2Mb, có kèm chú thích.

-  Tất cả hình minh họa phải đặt trong những trang riêng biệt cuối bản thảo.

-  Tác giả chỉ nên trích dẫn những tài liệu tham khảo thật cần thiết, và cần thẩm tra lại các tài liệu trong bản thảo. Tài liệu tham khảo được trình bày theo chuẩn Vancouver, đặt cuối bản thảo, được đánh số liên tục theo trình tự trích dẫn trong bản thảo và để trong dấu ngoặc vuông [], không phân biệt loại ngôn ngữ. Cụ thể như sau:

ü  Với bài báo nghiên cứu, phải có: Tên của tất cả tác giả, tên bài báo, tên tạp chí được viết tắt theo ước như trong Medline, năm xuất bản, tập số, trang đầu và trang cuối của bản thảo.

ü  Đối với tài liệu tham khảo là sách, cần có: Tên tác giả, tựa sách, nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm.

ü  Đối với tài liệu được truy cập tử Internet cần có tên tác giả (hoặc tổ chức), tựa đề và đường dẫn (link) đầy đủ kèm theo ngày truy cập, cập nhật.

Ví dụ:(1,2) là của bài báo nghiên cứu, (3,4) là của sách và một chương trong sách, và (5) là của trang web.

1.  Halpern SD, Ubel PA, Caplan AL. Solid-organ transplantation in HIV-infected patients. N Engl J Med. 2002 Jul 25; 347(4):284-7.

2.  Diabetes Prevention Program Research Group. Hypertension, insulin, and proinsulin in participants with impaired glucose tolerance. Hypertension. 2002; 40(5):679-86.

3.  Murray PR, Rosenthal KS, Kobayashi GS, Pfaller MA. Medical microbiology. 4th ed. St. Louis: Mosby; 2002.

4.  Meltzer PS, Kallioniemi A, Trent JM. Chromosome alterations in human solid tumors. In: Vogelstein B, Kinzler KW, editors. The genetic basis of human cancer. New York: McGraw-Hill; 2002. p. 93-113.

5.  Cancer-Pain.org [homepage on the Internet]. New York: Association of Cancer Online Resources, Inc.; c2000-01 [updated 2002 May 16; cited 2002 Jul 9]. Available from: http://www.cancer-pain.org/.