Để sinh nở không bị "rạch tầng sinh môn"

Một số mẹ nghe nói đến cụm từ “rạch tầng sinh môn” là cảm nhận điều đó rất ghê gớm. Một số còn không hề biết tầng sinh môn nằm ở đâu, số khác lại lo lắng “cô bé” giãn rộng sẽ khiến chồng chán nản, bỏ bê… Hãy thử tìm hiểu xem nhé!

Tầng sinh môn là phần nông của sàn chậu, chính xác là phần mô giữa âm đạo và hậu môn. Đây là nơi bình thường và xem ra chẳng quan trọng gì với cơ thể. Thế nhưng nó lại rất quan trọng trong quá trình sinh nở của người phụ nữ.

Tầng sinh môn là gì?

Có chiều dài khoảng 3 - 5 cm, tầng sinh môn chỉ phát huy tác dụng vào lúc sinh nở. Nếu phụ nữ sinh thường, nó cần được giãn rộng để em bé chui ra khỏi bụng mẹ. Thế nhưng có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ sinh khó, tầng sinh môn không giãn rộng.

Đó là lý do bác sĩ phải dùng đến thủ thuật cắt tầng sinh môn để hỗ trợ và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ khi xuất hiện dấu hiệu sinh khó.

Nguyên nhân sinh khó có thể là hẹp xương chậu, thai quá lớn, lưỡng đỉnh rộng… Và việc mở rộng tầng sinh môn sẽ giúp sử dụng các thủ thuật hỗ trợ sinh như kẹp forcep hay giác hút được dễ dàng hơn. Vì lúc này đầu em bé chỉ còn ở khoảng cách 2 – 4 cm là sẽ chui hẳn ra ngoài.

Vì sao phải cắt?

Phương pháp cắt tầng sinh môn này được chỉ định trong trường hợp sản phụ có nguy cơ bị rách cơ vòng hậu môn; có dấu hiệu suy thai hoặc bé sinh ngôi mông, sinh non hoặc có đầu quá lớn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ gây tê tại vùng sàn khung chậu của sản phụ khi sinh.

Một đường cắt nhỏ sẽ được rạch từ đáy âm đạo và thường hơi chếch sang một bên dưới âm đạo kéo xuống hậu môn. Có những trường hợp không đủ thời gian để chích thuốc tê, nhưng bạn cũng không cảm thấy đau do các mô căng đã bị tê tự nhiên. Thực chất của việc cắt tầng sinh môn là để bảo vệ cho sản phụ.

Vết rách có thể ảnh hưởng đến nút thớ trung tâm đáy chậu khiến tầng sinh môn bị nhão về sau, mất khả năng đàn hồi và khó co lại như bình thường. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sa tử cung, âm đạo, trực tràng và bàng quang.   Sau đó, sẽ mất một ít thời gian để bác sĩ khâu lại tầng sinh môn. Thông thường, lớp niêm mạc và cơ được khâu bằng chỉ tự tiêu sau 3 tuần, còn lớp da được khâu bằng chỉ nylon (cắt chỉ sau 5 - 7 ngày).

Việc tháo chỉ sẽ không còn gây đau đớn như các thai phụ vẫn lầm tưởng. Sau khi bị rạch, hãy chăm sóc vết mổ bằng cách vệ sinh nhẹ nhàng, dội nước nhẹ bằng vòi hoa sen khi quá đau. Vết khâu sẽ lành sau 3 – 4 tuần.  

Liệu có ảnh hưởng đến đời sống chăn gối?

Nếu rạch tầng sinh môn không đúng cách, có thể khiến bạn mất máu nhiều, nguy cơ nhiễm trùng cao, rò rỉ âm đạo, hậu môn, dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ, sự toàn vẹn của cơ đáy chậu bị ảnh hưởng do các cơ không được xếp lại đúng chỗ.

Vì thế vợ chồng nên kiêng quan hệ và thiết lập lại chuyện tình dục dần dần. Đôi khi đây là một việc khó khăn nhưng cần kiên trì và hỗ trợ lẫn nhau.

Người chồng tuyệt đối phải nhẹ nhàng và động viên vợ bởi vì ngoài việc chăm sóc thể chất thì liệu pháp tinh thần cũng rất quan trọng. Thống kê năm 2009 của Bệnh viện Từ Dũ cho thấy 50% phụ nữ khi sinh cắt tầng sinh môn thì lần sau cũng phải cắt, nhưng ít có nguy cơ rách rộng, vì thế bạn đừng quá lo lắng cho quan hệ vợ chồng sau sinh.

Tuy nhiên, có một lưu ý là đa phần khi giãn rộng, vì thế một số chị em đã quyết định đi phẫu thuật lại tầng sinh môn để thu hẹp, tân trang lại vùng tam giác.

Giải pháp hay từ bài tập Kegel

Bài tập Kegel hay còn gọi là bài tập cho các cơ vùng chậu có thể đem lại lợi ích cho cả nam giới và phụ nữ, đặc biệt với những người không kiểm soát được đường tiểu của mình. Tập Kegel cũng giúp chị em lấy lại tự tin và tăng cảm giác “yêu”, nhất là sau khi sinh con.

Tuy nhiên, việc tập luyện các bài tập Kegel này cần được thực hiện một cách chính xác và đều đặn.

Một bài tập Kegel bao gồm cả “siết chặt và thư giãn”. Việc kiểm soát sự siết chặt và thư giãn của cơ bắp là vô cùng quan trọng. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để thư giãn bằng với thời gian siết chặt các cơ đó.

- Động tác ngồi: Ngồi thẳng lưng ở trên một chiếc ghế cứng, đầu gối hơi đưa ra ngoài hoặc ngồi xếp bằng trên sàn nhà, hoặc ngồi duỗi thẳng chân ra phía trước.

- Động tác nằm: Nằm ngửa ở tư thế thẳng hoặc đầu gối trên một chiếc gối, co đầu gối lại, bàn chân để chếch ra ngoài.

- Động tác đứng: Đứng bám vào ghế, đầu gối hơi cong, vai rộng, bàn chân và ngón chân hơi cách nhau chỉ ra phía ngoài.

Làm sao để tránh thủ thuật rạch tầng sinh môn?

Sinh con ở tư thế thẳng đứng, tránh nằm ngửa. Các tư thế ngồi xổm, quỳ, hay nửa nằm nửa ngồi (có người đỡ) sẽ giúp cho bé xổ ra dễ dàng hơn.

Học cách thư giãn các cơ sản khung chậu: thả lỏng cơ đáy chậu, cách giúp phình lớp mô âm đạo và đáy chậu, cách hít thở khi có các cơn gò tử cung. Những bài tập này rất đơn giản và bạn có thể tự tập tại nhà. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đăng ký theo học một lớp tiền sản một vài tháng trước khi sinh.

Trao đổi với bác sĩ về cảm giác của bản thân để được tư vấn cặn kẽ. Có thể tập luyện để tăng cường sự co giãn của các cơ đáy chậu bằng cách massage cơ đáy chậu hàng ngày khi bước vào tuần mang thai thứ 34 bằng cách nhỏ vài giọt dầu vitamin E vào ngón tay và ngón cái rồi xoa xung quanh đáy xương chậu.

Đặt ngón trỏ cách âm hộ 3 cm và ấn nhẹ xung quanh đó cho tới khi cảm thấy như kim châm. Thực hiện cả quá trình này trong khoảng 2 phút rồi massage nhẹ nhàng phần tầng sinh môn trong 3 phút.

Tất nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là duy trì chế độ ăn hợp lý và lối sống lành mạnh, tin tưởng và lạc quan vào quá trình sinh nở tự nhiên. Đặc biệt, nên trao đổi với bác sĩ để được trấn an và biết cách kiểm soát quá trình chuyển dạ.  

Theo Afamily

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Trả lời thư bạn đọc số 20

Câu hỏi số 44: Cháu năm nay 27 tuổi, có thai đôi 11 tuần, đi siêu âm bs bảo 1 thai bình thường, 1 thai lang bạch huyết sau gáy dày 11mm, 2 buồng ối, 1 nhau thai.