100 câu hỏi và giải đáp chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế (3)


Câu hỏi 11: Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong luật BHYT?

Trả lời: Các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm (Điều 11, Luật BHYT):

  1. Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật này.
  2. Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
  3. Sử dụng tiền đóng BHYT, quỹ BHYT sai mục đích.
  4. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia BHYT và của các bên liên quan đến BHYT.
  5. Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về BHYT.
  6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về BHYT.

Câu hỏi 12: Trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng được quy định như thế nào?

Trả lời: Xét về trách nhiệm đóng BHYT, các đối tượng được chia thành 5 nhóm sau:

  1. Người lao động: Do người sử dụng lao động và người lao động đóng.
  2. Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: Do quỹ BHYT đóng.
  3. Người thuộc đối tượng được ngân sách Nhà nước (NSNN) đóng toàn bộ mức đóng BHYT: Do NSNN đóng.
  4. Người thuộc đối tượng được NSNN hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: do người tham gia BHYT đóng và NSNN hỗ trợ một phần mức đóng.

Câu hỏi 13: Người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT được quy định như thế nào?

Trả lời: Người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức,viên chức theo quy định của pháp luật, bao gồm (Điều 1, Thông tư số 09).

  1. Người lao động, kể cả lao động là người nước ngoài làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau:
  2. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
  3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
  4. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và tổ chức xã hội khác;
  5. Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam (trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định khác);
  6. Các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
  7. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
  8. Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
  9. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Câu hỏi 14: Người sử dụng lao động quy định trong Luật BHYT gồm những đối tượng nào?

Trả lời: Người sử dụng lao động quy định trong Luật BHYT bao gồm (Khoản 4, Điều 2, Luật BHYT; Điều 1, thông tư số 09): Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp,hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và tổ chức khác; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:

  1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
  2. Đơn vị vũ trang nhân dân.
  3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
  4. Doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp.
  5. Các công ty nhà nước thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp.
  6. Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật.
  7. Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục – đào tạo; y tế, văn hóa, thể thao, du lịch; khoa học và công nghệ; thông tin tuyên truyền; môi trường; xã hội và các ngành sự nghiệp khác.
  8. Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
  9. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
  10.  Cơ quan tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

 Câu hỏi 15: Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH tham gia BHYT bao gồm những đối tượng nào?

Trả lời: Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH tham gia BHYT gồm (Điều 1, Thông tư số 09).

  1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
  2. Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  3. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp mức hàng tháng từ NSNN.
  4. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

(Còn tiếp ...)

Trả lời thư bạn đọc số 43

Câu hỏi số 117:Chào bác sĩ, tôi 27 tuổi, chưa sinh con lần nào. Gần đây tôi thường xuyên bị đau tức 2 bên nếp nằn bẹn, thỉnh thoảng có lan ra trước xương mu. Đi siêu âm không có gì bất thường.