Qui trình thụ tinh trong ống nghiệm- Cho và Nhận trứng
Thụ tinh trong ống nghiệm cho và nhận trứng là một phương pháp hỗ trợ sinh sản thể hiện tinh thần tương thân tươngt trợ trong cộng đồng, mang tính nhân bản cao.
Đánh dấu đầu tiên thành công kỹ thuật này năm 1983 và đứa bé ra đời năm 1984 tại Monash. Từ đó kỹ thuật này được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm ttrên thế giới.
Tại Việt Nam thành công năm 1999, đây là một bước ngoặc rất lớn nhằm giải quyết nhu cầu có con của những cặp vợ chồng lớn tuổi, suy buồng trứng sớm, bất sản buồng trứng, điều trị hóa trị xạ trị trên buồng trứng, cắt bỏ buồng trứng hai bên do bệnh lý, thất bại nhiều lần với các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm trước đó, hoặc thất bại tong kích thích buồng trứng, nguy cơ con bị bệnh di truyền do mẹ rất cao.
QUI TRÌNH THỰC HIỆN
1. Thủ tục pháp lý
Theo NĐ 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo hương pháp khoa học thông tư hướng dẫn của Bộ Y Tế ngày 28/5/2003 đối với người cho và nhận trứng phải thực hiện các cam kết:
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHO TRỨNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬN TRỨNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHO VÀ NHẬN TRỨNG
NGHIÊM CẤM CÁC HÀNH VI
2. Khám tổng quát và làm các xét nghiệm cần thiết người cho và người nhận trứng khi đủ tiêu chuẩn
3. Dùng nội tiết để chỉnh kinh người cho và người nhận trứng
4. Người cho trứng phải khám tiền mê trước khi kích thích buồng trứng và người nhận trứng dùng nội tiết để chuẩn bị niêm mạc tử cung
5. Chọc hút trứng của người cho trứng và lấy tinh trùng chồng của người nhận trứng cùng ngày
6.Tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm với trứng người cho và tinh trùng của chồng người nhận trứng
7. Chuyển phôi vào buồng tử cung người nhận trứng và sử dụng nội tiết để hỗ trợ giai đoạn hoàng thể
8. Thử thai 14 ngày sau khi chuyển phôi.
Tóm lại thụ tinh trong ống nghiệm cho và nhận trứng tại Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu làm mẹ và mang lại hạnh phúc cho những cặp vợ chồng bị vô sinh tưởng chừng như không thể mang thai và có con được.
Trong 9 tháng thai kì, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng quyết định an toàn sức khỏe của mẹ và em bé. Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn; dùng nhiều trái cây, các loại hạt; uống sữa…
Từ câu số 11 đến câu số 15