Tin vui cho đàn ông vô sinh

Lần đầu tiên sau hàng thế kỷ, các nhà khoa học đã nuôi trồng được tinh trùng trong ống nghiệm, và chúng đã thụ tinh thành công cho trứng. Đây là đột phá có thể giúp hàng triệu đàn ông trên thế giới hoàn thành giấc mơ làm cha.

Ảnh:
Ảnh: huffingtonpost.com.

Trong nghiên cứu, Takehiko Ogawa (từ Đại học Yokohama, Nhật Bản) đã lấy một mảnh mô tinh hoàn của chuột và bổ sung những thành phần protein cũng như "thức ăn" phù hợp, kích thích mô sản xuất ra tinh trùng và nuôi chúng trưởng thành.

Các tinh trùng này sau đó được thụ tinh với trứng trong ống nghiệm, và 12 chuột con đã ra đời. Đến lượt chúng, các con chuột con này (gồm cả đực và cái) đã có gia đình của chính mình, tờ Nature cho biết.

Cho tới nay, từng có nhiều nhà khoa học cố gắng tạo ra tinh trùng từ mô tinh hoàn, tuy nhiên, vẫn chưa ai trong số họ có được công thức phù hợp. Đây là lần đầu tiên tinh trùng được nuôi trồng bên ngoài cơ thể.

Chìa khóa thành công của tiến sĩ Ogawa là sự kiên nhẫn: ông đã trộn lẫn các hóa chất trong phòng thí nghiệm cho đến khi tìm thấy công thức phù hợp nhất. Ông cũng cho thấy kỹ thuật này có thể thành công với cả các mô đã được đông lạnh.

Giờ đây, ông dự định thử nghiệm trên các mẫu mô tinh hoàn của đàn ông.

Nghiên cứu mới chỉ ở giai đoạn đầu, nhưng nó mở ra hy vọng cho những cậu bé bị vô sinh do điều trị ung thư vẫn có thể làm cha khi trưởng thành.

Quan trọng hơn, việc giải mã bí mật của quá trình sản xuất tinh trùng có thể đem tới những loại thuốc hoặc cách điều trị mới chữa vô sinh, tình trạng xảy ra với 1/6 số cặp vợ chồng hiện nay.

Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lo ngại kỹ thuật có thể thành công trên chuột, nhưng chưa chắc đã trên người.

T. An

Hội thảo chuyên đề; cập nhật vai trò và ứng dụng AMH trong thực hành lâm sàng sản phụ khoa

Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone)được xem là một trong những xét nghiệm đặc biệt,đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn, 

Đề tài cấp Bộ Y Tế quản lý

Đề tài cấp Bộ Y Tế quản lý

Đề tài nghiên cứu khoa học hợp tác nước ngoài

Đề tài nghiên cứu khoa học hợp tác nước ngoài: