Những ngày cuối tháng 2, khi đất trời vẫn còn vương đậm hương mùa xuân với sắc đỏ của đào, sắc vàng của mai và quất trên các nẻo đường Hà Nội, báo Sức khỏe & Đời sống cùng các thành viên trong ban giám khảo cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” vẫn đang
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban chỉ đạo Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng (bên trái ảnh); Nhà báo Hữu Thọ, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cuộc thi (thứ 2, bên trái); Tổng biên tập báo SK&ĐS Trần Sĩ Tuấn, Phó trưởng ban chỉ đạo (bên phải ảnh) cùng các thành viên trong Ban giám khảo cuộc thi.
Ngày 27 tháng 2 hàng năm như là một ngày hội của những người làm việc liên quan đến nghề y và cũng là tháng mà cả xã hội hướng về nghề y, về những người thầy thuốc - những người coi sự nghiệp trị bệnh cứu người là trách nhiệm, là lẽ sống của mình. Tháng 2 năm nay như càng thêm ấm áp, thêm yêu thương và ân tình hơn với những người thầy thuốc bởi “sự hy sinh thầm lặng” không còn là quá âm thầm mà đã được nhân lên bằng những tôn vinh của cộng đồng dành cho sự hy sinh, cống hiến với nghề y qua cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng”…
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban chỉ đạo Cuộc thi "Sự hy sinh thầm lặng (bên trái ảnh); Nhà báo Hữu Thọ, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cuộc thi (thứ 2, bên trái); Tổng biên tập báo SK&ĐS Trần Sĩ Tuấn, Phó trưởng ban chỉ đạo (bên phải ảnh) cùng các thành viên trong Ban giám khảo cuộc thi.
Để có chương trình giao lưu nghệ thuật “Sự hy sinh thầm lặng” tôn vinh những người thầy thuốc vào đúng dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay, phải nói đến “chuyện xưa”, tức là cách đây gần 1 năm, báo Sức khỏe & Đời sống - cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, đã phát động cuộc thi viết với chủ đề “Sự hy sinh thầm lặng” với mong muốn kịp thời ghi nhận và tôn vinh những đóng góp cao quý của các thế hệ thầy thuốc Việt Nam - những người đang ngày đêm chiến đấu để chiến thắng bệnh tật, giành lại sự sống và sức khỏe cho người bệnh, đồng thời động viên khuyến khích và phát huy bản chất tốt đẹp, qua đó làm đẹp thêm hình ảnh người chiến sĩ áo trắng trong tâm trí mỗi người dân... Còn nhớ tại lễ phát động cuộc thi, nhà thơ, TTƯT.BS. Trần Sĩ Tuấn - Tổng biên tập báo Sức khoẻ & Đời sống, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi đã nhấn mạnh: “Nghề y là một nghề cao quý nhưng cũng là nghề đòi hỏi hy sinh và tận tụy. Sự hy sinh ấy đang diễn ra từng giờ từng phút, ở khắp mọi miền Tổ quốc thân yêu của chúng ta, từ biên giới đến hải đảo, từ thành phố đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, ở hàng trăm ngàn nhân viên y tế dân y hay các thầy thuốc đang công tác trong các lực lượng vũ trang nhân dân. Mỗi mũi tiêm, mỗi viên thuốc, mỗi ánh mắt, bàn tay của người thầy thuốc đều chứa đựng tấm lòng nhân hậu. Khi sáng chói, lúc thầm lặng nhưng sự hy sinh của những người thầy thuốc luôn luôn đáng quý, đáng trân trọng…”.
Nhà báo Hữu Thọ - Nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” đánh giá, việc báo Sức khoẻ & Đời sống chọn hình thức viết (viết theo thể ký báo chí, ký văn học, phóng sự...) là một lựa chọn rất hợp lý. Theo ông, cùng để phục vụ cho công tác thi đua khen thưởng, phát hiện gương người tốt việc tốt, có rất nhiều hình thức tuyên truyền, song hình thức dùng ngôn ngữ văn chương để tạo hình nhân vật thì có một sức mạnh rất lớn, có chiều sâu và bề rộng. Bản thân ngôn ngữ văn học đã có sức tạo hình lại được thể hiện để khắc họa “người thực việc thực” là những lương y, bác sĩ... thì sức nặng của nó được nhân đôi. Nhà báo Hữu Thọ nhấn mạnh: “Ban giám khảo đánh giá cao những bài viết mà tạo ra “sóng công luận” từ chính những việc làm, sự hy sinh của những nhân vật được đề cập trong trang viết”. Chúng tôi, những nhà báo trẻ rất xúc động khi nghe nhà báo lão thành tâm sự: “Đến nay tôi đã 80 tuổi mà vẫn muốn tìm đọc những tấm gương người tốt, việc tốt. Tôi muốn học những cái tốt của họ để mình tốt hơn. Còn sống ngày nào phải tự làm cho mình tốt hơn ngày đó...”.
Thực tế đã minh chứng trong cuộc chiến đấu và đẩy lùi bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ người dân có biết bao cống hiến thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa chưa một lần được nhắc tới. Sự cống hiến, tận tâm và hy sinh vì lý tưởng nghề mà người thầy thuốc theo đuổi có thể sẽ chỉ là một đốm lửa nhỏ giữa thẳm sâu của cuộc sống náo nhiệt ồn ào. Với mong muốn xã hội thấu hiểu và cùng chung tay khiến cho những đốm lửa càng sáng thêm lên, nhân lên nhiều hơn nữa những ngọn lửa nhân ái là mục tiêu của cuộc thi. Quả thật, qua gần một năm diễn ra cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” đã hoàn thành được sứ mệnh và mục tiêu mà Ban Tổ chức đã đề ra. Ngay từ khi mới phát động, cuộc thi đã thu hút được sự tham gia của đông đảo các tác giả trong cả nước phát huy ngòi bút sắc sảo của mình khắc họa một cách chân thực và nhân văn những chân dung các chiến sĩ áo trắng. Với 600 tác phẩm và tác giả tham gia dự thi, trong gần một năm qua, bạn đọc của báo Sức khỏe & Đời sống đã được tiếp cận qua trang báo những bài viết chân thực, đầy tính nhân văn và xúc động về “sự hy sinh thầm lặng” của các tấm gương thầy thuốc trên mọi miền đất nước, từ các giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, lương y, cán bộ dân số, nhân viên y tế thôn bản đến những người thầy thuốc mang hai màu áo trong lực lượng vũ trang, công an nhân dân hay những ni sư, những người cựu binh… Đó là những con người đã không quản ngại khó khăn, đã vươn lên miệt mài học tập, rèn luyện để nâng cao tay nghề nhằm chăm sóc, điều trị cho người bệnh tốt hơn; hay những con người mà dù cuộc sống của họ còn muôn vàn vất vả nhưng vẫn miệt mài vượt suối, băng rừng để đi chữa bệnh cho nhân dân vùng sâu, vùng xa hay sẵn sàng 3 cùng với những người không may mắc bệnh hiểm nghèo…
Những bài viết của cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” đã giúp cho chúng ta thấy những con người bình dị mà cao cả trong cuộc sống vốn nhiều bộn bề những lo toan vất vả…
Thái Bình
Nghề y - một nghề đặc biệt và cao quý nhưng cũng lắm vất vả và nhiều nỗi niềm không dễ gì có sự đồng cảm, chia sẻ giữa người thầy thuốc và người bệnh, người nhà bệnh nhân. Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” do báo Sức khỏe & Đời sống phát động đã không chỉ góp phần tôn vinh người thầy thuốc mà đã trở thành cầu nối giúp bạn đọc hiểu và đồng cảm nhiều hơn với người thầy thuốc, với nghề y. Nhiều ý kiến tâm huyết của cán bộ y tế và bạn đọc dành cho cuộc thi đã được phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống ghi lại. PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh - Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội: Mong người bệnh chia sẻ và đồng cảm với thầy thuốc nhiều hơn Mặc dù chúng ta đã có nhiều hoạt động tôn vinh người thầy thuốc, nhưng dường như giữa người bệnh và người thầy thuốc vẫn chưa có nhiều đồng cảm. Vì thế qua cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” do báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức, tôi cho rằng với nhiều bài viết về nhiều tấm gương không quản ngại khó khăn, vất vả của người thầy thuốc ở mọi miền đất nước, bạn đọc sẽ hiểu hơn về công việc mà người thầy thuốc đang làm, từ đó đồng cảm và hiểu hơn với người thầy thuốc, với nghề y…
Những người chọn nghề y dường như không có ý nghĩ đến quyền lợi cá nhân, đến lợi ích kinh tế mà với họ được cống hiến và mang lại sức khỏe cho người bệnh là điều quan trọng nhất, là niềm vui lớn nhất. Đã có nhiều tấm gương thầy thuốc sẵn sàng đến với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, sẵn sàng cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân để kịp thời cứu chữa và chăm sóc người bệnh… mà không phải ai trong số họ cũng được chúng ta biết đến. Vì thế, những người chọn nghề y, gắn bó với nghề là những người tự nguyện mang vào thân mình “Sự hy sinh thầm lặng”.
Những người chọn nghề y cứu người là chấp nhận chọn công việc lặng lẽ - lặng lẽ cống hiến, lặng lẽ như con ong đem mật ngọt đến cho đời. Họ không có nhiều thời gian cho bản thân mình, cho gia đình bởi những ca trực ngày qua ngày… Qua cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” do báo Sức khỏe&Đời sống tổ chức, tôi cho rằng những tấm gương thầy thuốc đã được báo đăng có ý nghĩa rất lớn trong việc động viên người thầy thuốc làm việc tốt hơn, bởi qua đó, những sự hy sinh thầm lặng của họ đã được công chúng biết đến nhiều hơn. Tôi mong rằng, cuộc thi này được tiếp nối để nhân lên nhiều tấm gương thầy thuốc ưu tú, đồng thời làm chiếc cầu nối để các nhà hoạch định chính sách, xã hội đồng cảm với người thầy thuốc, với nghề y nhiều hơn, từ đó có những cơ chế hợp lý hơn với nghề y, giúp người thầy thuốc yên tâm cống hiến mật ngọt cho đời… |
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam